![Tại sao nên chọn<br><strong>chúng tôi?</strong>](https://benhphoimoke.bvndgiadinh.org.vn/wp-content/uploads/2023/06/PhotoRoom-20230616_212544-2.png)
Tại sao nên chọn
chúng tôi?
- Tầm nhìn Bệnh viện Nhân Dân Gia Định mong muốn trở thành trung tâm điều trị bệnh phổi mô kẽ đáng tin cậy dựa trên cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị bệnh nhân tốt nhất tầm quốc gia. Chúng tôi sẽ phát triển trở thành bệnh viện được người dân và các chuyên gia y tế tin tưởng bằng cách tiếp tục đảm bảo phát triển liên tục các công nghệ và kiến thức mới nhất.
- Đội ngũ Các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Hô hấp, Cơ xương khớp, Ngoại lồng ngực, Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu bệnh tận tâm – chuyên nghiệp.
- Kiến thức chuyên môn Với ưu thế viện trường kết hợp, bệnh viện thường xuyên tổ chức CME cập nhật kiến thức y khoa liên tục về bệnh phổi kẽ và đào tạo hỗ trợ từ xa cho bệnh viện tuyến dưới.
- Trang thiết bị hiện đại Chúng tôi được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất như: máy đo phế thân ký đánh giá chức năng hô hấp chuyên sâu, máy CT 128 lát cắt, hệ thống máy siêu âm màu.
Đội ngũ y bác sĩ
tận tâm- chuyên nghiệp
Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tình trong hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân. Trong đó chúng tôi luôn cập nhật kiến thức liên tục và kết hợp ưu điểm của kinh nghiệm khám chữa bệnh lâm sàng với y khoa hiện đại vào công việc khám chữa bệnh tại Việt Nam.
![Tiến sĩ - Bác sĩ](https://benhphoimoke.bvndgiadinh.org.vn/wp-content/uploads/2023/04/idx2_img02.png)
Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Thị Thu Hương
Tiến sĩ Bác sĩ Lê Thị Thu Hương- Trưởng khoa Nội Hô Hấp Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, thành viên Hội Hô Hấp Việt Nam, chuyên gia bệnh phổi kẽ. Hơn 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh trong lĩnh vực Hô hấp.
Kiến thức cơ bản về
Bệnh phổi mô kẽ
Bệnh phổi kẽ (interstitial lung disease – ILD) còn gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa (diffuse parenchymal lung disease -DPLD) là tên chung của một nhóm bệnh gây tổn thương tổ chức kẽ của phổi (vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu phổi). Tổ chức kẽ phổi bao gồm biểu mô phế nang, biểu mô mao mạch phổi, màng nền, tổ chức quanh mạch máu và quanh hệ lympho. Bình thường khi phổi bị tổn thương sẽ kích thích quá trình sửa chữa hàn gắn, nhưng ở bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ thì quá trình sửa chữa hàn gắn đó lệch lạc dẫn đến tổ chức
quanh phế nang hình thành sẹo và dày lên bất thường. Chính vì thế, màng phế nang mao mạch dày lên và xơ hóa dẫn đến trao đổi oxy qua đó gặp khó khăn. Thuật ngữ “Bệnh phổi kẽ” cũng nhằm để phân biệt với các bệnh đường thở tắc nghẽn. Cho đến nay, người ta thống kê có khỏang 180 loại bệnh phổi kẽ khác nhau. Hội Lồng ngực Hoa Kỳ và Hội Hô hấp Châu âu đưa ra cách phân loại theo nguyên nhân từ năm 2001
Cập nhật
tin mới nhất
Câu hỏi
thường gặp
Ngoài những điều trị dùng thuốc kể trên, các điều trị không dùng thuốc bao gồm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp, thở oxy dài hạn tại nhà, chăm sóc giảm nhẹ cuối đời, …
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Việc dùng thuốc cần được sự kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ và không tự ý sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.
Nhóm thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch: bao gồm corticoid, azathioprine, mycophenolate mofetil, cyclophosphomide, rituximab,…
Nhóm thuốc chống xơ: hiện tại có hai thuốc được chứng minh có tắc dụng chống xơ hoá tại phổi là nintedanib và pirfenidone.
Các thuốc kháng như thuốc ức chế bơm proton nếu có bằng chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Điều trị bệnh phổi mô kẽ dựa trên chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đôi khi, cách tiếp cận điều trị chỉ là quan sát và chờ đợi phổi tự hồi phục mà không điều trị thuốc. Nhiều dạng bệnh phổi mô kẽ có thể được điều trị thành công bằng thuốc. Một số loại thuốc chỉ phù hợp với một số dạng bệnh phổi mô kẽ nhất định chứ không phải tất cả dạng bệnh phổi mô kẽ.
Bất kể nguyên nhân của bệnh phổi mô kẽ là gì, điều trị có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, mục tiêu điều trị chung là:
- Điều trị giảm tình trạng viêm và ngăn ngừa sự hình thành và/hoặc tiến triển của sẹo phổi.
- Điều trị nguyên nhân (nếu có thể).
- Giảm thiểu và quản lý các biến chứng bệnh phổi mô kẽ.
- Cải thiện hoặc ngăn chặn sự suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Bệnh phổi mô kẽ được chẩn đoán ngoài một bệnh sử gồm những triệu chứng thường gặp ở trên, qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa hô hấp và thực hiện một số xét nghiệm và hình ảnh học khác. Tuỳ trường hợp cụ thể khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cận lâm sàng khác nhau, chúng tôi đưa ra những xét nghiệm và hình ảnh học cơ bản nhất, bao gồm1:
- Xquang ngực thông thường: thường là xét nghiệm hình ảnh học đầu tiên được chỉ định, tuy nhiên, không đủ nhạy và chính xác để chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ.
- Chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao (HRCT): được xem là tiêu chuẩn vàng đánh giá bệnh phổi mô kẽ. Tuỳ kiểu tổn thương, vị trí tổn thương, kết hợp bệnh sử có thể đưa ra chính xác phần lớn chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ.
- Xét nghiệm máu tìm các kháng thể tự miễn trong nhóm bệnh lý mô liên kết như ANA, anti ds DNA, yếu tố thấp (RF), anti CCP,…
- Các nghiệm pháp đánh giá chức năng phổi: đo phế thân ký đánh giá các thể tích phổi, đo độ khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO), các nghiệm pháp đo khả năng gắng sức như nghiệm pháp đi bộ 6 phút,…
- Ngoài ra, có thể người bệnh cần các kỹ thuật chẩn đoán khác như nội soi phế quản có rửa phế quản – phế nang nhằm đánh giá tế bào học, sinh thiết xuyên phế quản, sinh thiết xuyên ngực,…
Các xét nghiệm và hình ảnh học kể trên không những có giá trị khi chẩn đoán còn có giá trị trong đánh giá đáp ứng điều trị. Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đều thực hiện được tất cả các xét nghiệm và hình ảnh học kể trên để chẩn đoán chính xác và theo dõi điều trị bệnh phổi mô kẽ.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Ngoài những điều trị dùng thuốc kể trên, các điều trị không dùng thuốc bao gồm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng hô hấp, thở oxy dài hạn tại nhà, chăm sóc giảm nhẹ cuối đời, …
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Việc dùng thuốc cần được sự kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ và không tự ý sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.
Nhóm thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch: bao gồm corticoid, azathioprine, mycophenolate mofetil, cyclophosphomide, rituximab,…
Nhóm thuốc chống xơ: hiện tại có hai thuốc được chứng minh có tắc dụng chống xơ hoá tại phổi là nintedanib và pirfenidone.
Các thuốc kháng như thuốc ức chế bơm proton nếu có bằng chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Điều trị bệnh phổi mô kẽ dựa trên chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đôi khi, cách tiếp cận điều trị chỉ là quan sát và chờ đợi phổi tự hồi phục mà không điều trị thuốc. Nhiều dạng bệnh phổi mô kẽ có thể được điều trị thành công bằng thuốc. Một số loại thuốc chỉ phù hợp với một số dạng bệnh phổi mô kẽ nhất định chứ không phải tất cả dạng bệnh phổi mô kẽ.
Bất kể nguyên nhân của bệnh phổi mô kẽ là gì, điều trị có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, mục tiêu điều trị chung là:
- Điều trị giảm tình trạng viêm và ngăn ngừa sự hình thành và/hoặc tiến triển của sẹo phổi.
- Điều trị nguyên nhân (nếu có thể).
- Giảm thiểu và quản lý các biến chứng bệnh phổi mô kẽ.
- Cải thiện hoặc ngăn chặn sự suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Bệnh phổi mô kẽ được chẩn đoán ngoài một bệnh sử gồm những triệu chứng thường gặp ở trên, qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa hô hấp và thực hiện một số xét nghiệm và hình ảnh học khác. Tuỳ trường hợp cụ thể khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cận lâm sàng khác nhau, chúng tôi đưa ra những xét nghiệm và hình ảnh học cơ bản nhất, bao gồm1:
- Xquang ngực thông thường: thường là xét nghiệm hình ảnh học đầu tiên được chỉ định, tuy nhiên, không đủ nhạy và chính xác để chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ.
- Chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao (HRCT): được xem là tiêu chuẩn vàng đánh giá bệnh phổi mô kẽ. Tuỳ kiểu tổn thương, vị trí tổn thương, kết hợp bệnh sử có thể đưa ra chính xác phần lớn chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ.
- Xét nghiệm máu tìm các kháng thể tự miễn trong nhóm bệnh lý mô liên kết như ANA, anti ds DNA, yếu tố thấp (RF), anti CCP,…
- Các nghiệm pháp đánh giá chức năng phổi: đo phế thân ký đánh giá các thể tích phổi, đo độ khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO), các nghiệm pháp đo khả năng gắng sức như nghiệm pháp đi bộ 6 phút,…
- Ngoài ra, có thể người bệnh cần các kỹ thuật chẩn đoán khác như nội soi phế quản có rửa phế quản – phế nang nhằm đánh giá tế bào học, sinh thiết xuyên phế quản, sinh thiết xuyên ngực,…
Các xét nghiệm và hình ảnh học kể trên không những có giá trị khi chẩn đoán còn có giá trị trong đánh giá đáp ứng điều trị. Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đều thực hiện được tất cả các xét nghiệm và hình ảnh học kể trên để chẩn đoán chính xác và theo dõi điều trị bệnh phổi mô kẽ.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
![](https://benhphoimoke.bvndgiadinh.org.vn/wp-content/themes/bvndgd/assets/images/idx5_img_sp.png)