Tổng quan về xơ phổi vô căn.

Đại cương

1. Định nghĩa

Xơ phổi vô căn là một thể trong nhóm bệnh phổi mô kẽ xơ hóa mạn tính, bệnh không rõ nguyên nhân, giới hạn tại phổi, có hình ảnh tổn thương của viêm phổi mô kẽ thông thường (UIP) trên cắt lớp điện toán ngực độ phân giải cao (HRCT ngực) hoặc có tổn thương mô bệnh học đặc trưng của UIP từ sinh thiết nhu mô phổi.[2]

2. Dịch tễ

Tần suất và tỉ lệ mắc mới của bệnh xơ phổi vô căn tăng theo tuổi, xảy ra ở độ tuổi từ 60-70 tuổi, rất ít gặp ở < 50 tuổi. Gặp nhiều ở nam hơn nữ.[4]

Tần suất của XPVC thay đổi từ 0,5 -27,9/100.000 người, tỷ lệ mắc mới là 0,22-8,8/100000 người. [3]

3. Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù không rõ nguyên nhân gây bệnh của XPVC, nhưng có một vài yếu tố nguy cơ đã được xác định có liên quan như khuynh hướng di truyền: một số đột biến đã được xác định ở bệnh nhân bị xơ phổi có tính chất gia đình, bao gồm đột biến protein bề mặt, gien mucin và telomerase. Một số trong số này cũng đã được xác định ở bệnh nhân bị XPVC đơn lẻ; Hút thuốc lá có mối liên quan chặt chẽ với XPVC. Tiếp xúc với bụi đá, kim loại, gỗ và bụi hữu cơ. Trào ngược dạ dày thực quản có thể góp phần làm tổn thương phổi qua tình trạng viêm phổi hít vi thể.[1]

Sinh lý bệnh

Sinh lý bệnh của XPVC rất phức tạp và liên quan nhiều đền chu trình tổn thương và sửa chữa bất thường tế bào biểu mô. Ở những người có đặc tính nhạy cảm di truyền cao, tổn thương biểu mô hô hấp do khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hít vào, dịch trào ngược dạ dày-thực quản, nhiễm trùng và siêu vi sẽ kích hoạt viêm, dòng thác đông máu, ảnh hưởng cơ chế chống oxy hóa, kích hoạt đại thực bào, tăng sản xuất tế bào sợi. Từ đó gây mất cân bằng giữa sản xuất các yếu tố gây xơ và chống xơ dẫn đến kích hoạt nhiều loại tế bào khác nhau (tế bào nội mạc, tế bào biểu mô hô hấp, tế bào sợi) gây tổn thương chức năng và gia tăng quá trình tạo sợi, xơ hóa. Các tế bào này tăng tiết chất nền ngoại bào vào nhu mô phổi, co thắt gây biến dạng cấu trúc phổi, làm tổn hại quá trình trao đổi khí.[5]

Xơ phổi vô căn gây tổn thương ở đường hô hấp dưới và đa phần (> 50%) là tổn thương dạng viêm phổi mô kẽ thông thường (UIP). Đầu tiên, những tổn thương xơ không đồng nhất của các vùng phế nang xen kẽ với vùng phổi bình thường, biểu hiện mô học là hiện diện đồng thời các cụm nguyên bào sợi và các vùng xơ hóa, chứa đầy collagen và không có tế bào. Sau đó xuất hiện tổn thương dạng tổ ong, là những túi khí bất thường được bao bọc bởi mô xơ và lót bởi lớp biểu mô phế quản. Ở vùng phổi cấu trúc bình thường, bao quanh các cụm nguyên bào sợi và các tổn thương tổ ong, thấy có sự gia tăng mật độ mao mạch, có thể do tắc nghẽn tĩnh mạch. Trong các ổ nguyên bào sợi thì không có sự hiện diện của mạch máu và trong những vùng xơ phổi thì mạch máu thưa thớt.[5]

Hầu hết các trường hợp XPVC là đơn lẻ, nhưng cũng ghi nhận một số các trường hợp có tính gia đình, xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn so với XPVC, chiếm tỷ lệ < 5% tổng số bệnh nhân XPVC. Một vài bất thường di truyền được tìm thấy ở các trình tự gien mã hóa các protein như SFTPA2, SFTPC và MUC5B. Xơ phổi có tính gia đình có mối liên quan với tỷ lệ mắc mới ung thư biểu mô phế quản. [5]

Chẩn đoán

1. Các bước chẩn đoán XPVC

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị XPVC cần tiến hành các bước như sau:

  • Loại trừ các nguyên nhân có thể xác định được của bệnh phổi mô kẽ dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, các xét nghiệm.
  • Đánh giá kiểu và mức độ ảnh hưởng hô hấp qua đo chức năng hô hấp.
  • Chụp HRCT ngực để xác định có bệnh phổi mô kẽ, xem xét kiểu và phân bố tổn thương.
  • Hội chẩn liên chuyên khoa về lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh để có chẩn đoán cuối cùng chính xác nhất.

2. Đặc điểm lâm sàng

Tuổi:  ≥ 60 tuổi, hầu hết có tiền sử hút thuốc lá.

Bệnh khởi phát từ từ với các triệu chứng khó thở khi gắng sức, ho khan nhiều tháng. Các triệu chứng khác như sốt, mỏi cơ, đau khớp hiếm gặp.

Khám lâm sàng: ran nổ nhỏ hạt (ran velcro) hai đáy phổi, ở giai đoạn sớm của bệnh có thể không có hoặc nghe chỉ một bên phổi nhưng rất hiếm khi gặp.

Bệnh diễn tiến có thể có tiếng rít cuối kì hít vào do giãn phế quản co kéo, ngón tay dùi trống gặp ở 45-75% trường hợp.[1]

Tìm triệu chứng của bệnh thấp (đau hoặc viêm khớp, loét các đầu chi, khô mắt, khô miệng, mệt mỏi, sốt, rụng tóc, yếu hoặc đau cơ, nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Raynaud, da dày, giãn tĩnh mạch xa) để loại trừ nguyên nhân khác gây xơ phổi.[1]

3. Cận lâm sàng

Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán XPVC

Vai trò của cận lâm sàng: xác định hoặc loại trừ các chẩn đoán khác.

Xét nghiệm sinh hóa xác định có hay không bệnh thấp dưới lâm sàng bao gồm: kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể peptide kháng vòng tuần hoàn (anti-CCP) và yếu tố thấp (RF).[1]

Đo chức năng hô hấp:

Chỉ định: tất cả bệnh nhân nghi ngờ bệnh phổi mô kẽ.

Xét nghiệm: đo chức năng phổi (phế dung ký, thể tích phổi, khả năng khuếch tán CO [DLCO]), đo oxy xung ký mạch.

Vai trò: đánh giá ảnh hưởng thể và mức độ suy giảm chức năng tại phổi (tắc nghẽn, giới hạn, hoặc hỗn hợp).

Bệnh nhân XPVC có giảm FVC, nhưng tỉ số FEV1/FVC trong giới hạn bình thường, giảm DLCO khi bệnh tiến triển, giảm quãng đường đi bộ 6 phút.[1]

Hình ảnh học:

X-quang ngực: tổn thương thường gặp của XPVC là dạng lưới, không đặc hiệu vì còn gặp trong bệnh phổi mô kẽ khác và suy tim.

HRCT ngực: tổn thương của XPVC gồm có mờ chủ yếu ngoại biên, hai đáy phổi kèm hình ảnh tổ ong, giãn phế quản-tiểu phế quản co kéo. Tổn thương tổ ong là một cụm các nang khí có đường kính 3-10mm, nằm dưới màng phổi.

Tổn thương kính mờ chồng lên tổn thương dạng lưới có thể gặp. Trong đợt cấp của xơ phổi vô căn, hình ảnh kính mờ hai bên và/hoặc đông đặc phổi có thể gặp trên nền tổn thương của viêm phổi mô kẽ thông thường.

Bất thường màng phổi thường ít gặp ở xơ phổi vô căn, nên nếu có tổn thương màng phổi nên nghi ngờ chẩn đoán khác hoặc bệnh nhân có bệnh đồng mắc như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh phổi asbestos, suy tim, bệnh phổi do thuốc hoặc ung thư biểu mô bạch mạch. Tổn thương nốt màng phổi ở thùy trên phổi thường do bệnh xơ hóa sợi phổi-màng phổi vô căn.[1]

Nội soi phế quản:

Không cần làm xét nghiệm phân tích tế bào dịch rửa phế quản phế nang (BAL) nếu lâm sàng rất nghĩ xơ phổi vô căn và có kiểu tổn thương HRCT ngực là UIP.

Nếu lâm sàng gợi ý XPVC, nhưng kiểu hình HRCT ngực là nhiều khả năng, không xác định, chẩn đoán khác của xơ phổi vô căn, thì nên làm phân tích tế bào dịch rửa phế quản phế nang để loại trừ viêm phổi bạch cầu ái toan, nhiễm sarcoid hoặc nhiễm trùng.[1]

Sinh thiết phổi xuyên phế quản:

Chỉ định ở bệnh nhân nghi ngờ có chẩn đoán khác không phải viêm phổi mô kẽ thông thường.[1]

Phẫu thuật sinh thiết phổi:

Chỉ định: bệnh nhân mới chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ không rõ nguyên nhân, có kiểu tổn thương trên HRCT ngực gồm nhiều khả năng, không xác định viêm mô kẽ thông thường, hoặc nghi ngờ chẩn đoán khác.

 Biến chứng: nguy cơ tử vong (< 2%), chảy máu, tràn khí màng phổi, đau).

Chống chỉ định: các đối tượng có tổng trạng kém (suy hô hấp) hoặc có bệnh đồng mắc mạn tính. [1]

Mô bệnh học:

Kiểu hình của UIP cũng gặp ở những bệnh lý xơ phổi khác như bệnh lý thấp, viêm phổi tăng nhạy cảm mạn tính, do thuốc hoặc bệnh phổi lắng đọng (ví dụ: asbestos).

Kiểu hình mô học đặc trưng và tiêu chuẩn chẩn đoán chính của viêm phổi mô kẽ thông thường là hiện diện xen kẽ các vùng mô phổi bình thường và các tổn thương như xơ hóa, nguyên bào sợi, tổ ong.

Nếu tổn thương mô bệnh học là u hạt, chủ yếu xung quanh đường dẫn khí lớn, vùng tổn thương viêm cách biệt với tổn thương tổ ong thì nên nghĩ đến chẩn đoán khác.[6]

IV Điều trị

Trước đây, điều trị tập trung vào làm giảm tối thiểu tình trạng viêm và chậm tiến triển từ viêm đến xơ hóa. Tuy nhiên, tổn thương nền chủ yếu trong XPVC là xơ hóa nhiều hơn viêm, điều này giải thích tại sao ít bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp kháng viêm và tiên lượng của bệnh còn dè dặt.[1]

1.     Điều trị hỗ trợ

Liệu pháp oxy

Hầu hết các bệnh nhân XPVC sẽ phải cần liệu pháp oxy, có thể lúc đầu chỉ cần khi gắng sức, sau đó khi bệnh tiến triển cần thở oxy liên tục. Liệu pháp oxy giúp bệnh nhân duy trì hoạt động hàng ngày và có thể làm ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện của tăng áp phổi thứ phát do giảm oxy máu.

Giáo dục bệnh nhân

Ngưng hút thuốc lá.

Những bệnh nhân XPVC tiến triển cần được thảo luận và lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ đối với những vấn đề của bệnh trong giai đoạn cuối đời.

Tập phục hồi chức năng phổi

Giúp làm giảm triệu chứng khó thở và cải thiện quãng đường nghiệm pháp đi bộ 6 phút.

Chủng ngừa: đối với phế cầu và cúm.

Chăm sóc giảm nhẹ: ở mọi giai đoạn bệnh chứ không chỉ giai đoạn cuối đời (thuốc nhóm opioids, chống lo âu đối với bệnh nhân khó thở hoặc ho kháng trị).[6]

2.     Điều trị nội khoa

Không có thuốc nào được chứng minh điều trị XPVC, nhưng có hai thuốc nintedanib và pirfenidone được thấy làm chậm tiến triển bệnh.

Nintedanib: là thuốc chẹn thụ thể của nhiều loại men tyrosine kinase có chức năng điều hòa các yếu tố tăng trưởng xơ hóa (ví dụ như yếu tố tăng trưởng do tiểu cầu hoạt hóa, yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi).[11],[12] Nintedanib đã được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cục Dược Châu Âu và nhiều quốc gia khác chấp thuận sử dụng.[13]

Pirfenidone: cơ chế ức chế quá trình kích thích tổng hợp collagen liên quan yếu tố tăng trưởng beta (TGF-b), do đó làm giảm chết nền ngoại bào và ngăn cản tăng sinh nguyên bào sợi trong phòng thí nghiệm. Pirfenidone được chấp thuận trên thị trường ở một vài nước, bao gồm Đức, Pháp, Anh, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ.[14]

Theo dõi

Theo dõi lâm sàng và nhận biết những trường hợp bệnh diễn tiến nhanh chóng.

Đánh giá đáp ứng điều trị bệnh nhân sau mỗi 3-6 tháng bao gồm: triệu chứng, chức năng hô hấp, khả năng gắng sức.[7]

Ở bệnh nhân bệnh tiến triển nhanh, cần đánh giá nguy cơ xuất hiện của giảm oxy máu, tăng áp phổi, thuyên tắc huyết khối và các bệnh đồng mắc khác (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, trầm cảm,..) có thể làm thay đổi các lựa chọn điều trị.

Tài liệu tham khảo

  • 01 Robert M. et al. “Chapter 56: Idiopathic Pulmonary Fibrosis.” Fishman’s Pulmonary Diseases and Disorders, 5th ed, 2015, Editor-in-Chief: Michael A. Grippi; pp. 842-853
  • 02 Raghu G, et al. Diagnosis of Idiopathic Pulmonary Fibrosis. An Official ATS/ERS/JRS/ALAT Clinical Practice Guideline. Am J Respir Crit Care Med. 2018;198(5):e44-e68.
  • 03 Kaunisto J, et al. Idiopathic pulmonary fibrosis--a systematic review on methodology for the collection of epidemiological data. BMC Pulm Med 2013; 13:53
  • 04 Esposito DB, et al. Idiopathic Pulmonary Fibrosis in United States Automated Claims. Incidence, Prevalence, and Algorithm Validation. Am J Respir Crit Care Med 2015; 192:1200.
  • 05 Wuyts WA, et al. The pathogenesis of pulmonary fibrosis: a moving target. Eur Respir J 2013; 41: 1207-18.
  • 06 Raghu G, et al. An official ATS/ERS/JRS/ALAT statement: idiopathic pulmonary fibrosis: evidence-based guidelines for diagnosis and management. Am J Respir Crit Care Med 2011; 183:788.
  • 07 Lynch DA, et al. High-resolution computed tomography in idiopathic pulmonary fibrosis: diagnosis and prognosis. Am J Respir Crit Care Med 2005; 172:488
Đại cương

1. Định nghĩa

Xơ phổi vô căn là một thể trong nhóm bệnh phổi mô kẽ xơ hóa mạn tính, bệnh không rõ nguyên nhân, giới hạn tại phổi, có hình ảnh tổn thương của viêm phổi mô kẽ thông thường (UIP) trên cắt lớp điện toán ngực độ phân giải cao (HRCT ngực) hoặc có tổn thương mô bệnh học đặc trưng của UIP từ sinh thiết nhu mô phổi.[2]

2. Dịch tễ

Tần suất và tỉ lệ mắc mới của bệnh xơ phổi vô căn tăng theo tuổi, xảy ra ở độ tuổi từ 60-70 tuổi, rất ít gặp ở < 50 tuổi. Gặp nhiều ở nam hơn nữ.[4]

Tần suất của XPVC thay đổi từ 0,5 -27,9/100.000 người, tỷ lệ mắc mới là 0,22-8,8/100000 người. [3]

3. Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù không rõ nguyên nhân gây bệnh của XPVC, nhưng có một vài yếu tố nguy cơ đã được xác định có liên quan như khuynh hướng di truyền: một số đột biến đã được xác định ở bệnh nhân bị xơ phổi có tính chất gia đình, bao gồm đột biến protein bề mặt, gien mucin và telomerase. Một số trong số này cũng đã được xác định ở bệnh nhân bị XPVC đơn lẻ; Hút thuốc lá có mối liên quan chặt chẽ với XPVC. Tiếp xúc với bụi đá, kim loại, gỗ và bụi hữu cơ. Trào ngược dạ dày thực quản có thể góp phần làm tổn thương phổi qua tình trạng viêm phổi hít vi thể.[1]

Sinh lý bệnh

Sinh lý bệnh của XPVC rất phức tạp và liên quan nhiều đền chu trình tổn thương và sửa chữa bất thường tế bào biểu mô. Ở những người có đặc tính nhạy cảm di truyền cao, tổn thương biểu mô hô hấp do khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hít vào, dịch trào ngược dạ dày-thực quản, nhiễm trùng và siêu vi sẽ kích hoạt viêm, dòng thác đông máu, ảnh hưởng cơ chế chống oxy hóa, kích hoạt đại thực bào, tăng sản xuất tế bào sợi. Từ đó gây mất cân bằng giữa sản xuất các yếu tố gây xơ và chống xơ dẫn đến kích hoạt nhiều loại tế bào khác nhau (tế bào nội mạc, tế bào biểu mô hô hấp, tế bào sợi) gây tổn thương chức năng và gia tăng quá trình tạo sợi, xơ hóa. Các tế bào này tăng tiết chất nền ngoại bào vào nhu mô phổi, co thắt gây biến dạng cấu trúc phổi, làm tổn hại quá trình trao đổi khí.[5]

Xơ phổi vô căn gây tổn thương ở đường hô hấp dưới và đa phần (> 50%) là tổn thương dạng viêm phổi mô kẽ thông thường (UIP). Đầu tiên, những tổn thương xơ không đồng nhất của các vùng phế nang xen kẽ với vùng phổi bình thường, biểu hiện mô học là hiện diện đồng thời các cụm nguyên bào sợi và các vùng xơ hóa, chứa đầy collagen và không có tế bào. Sau đó xuất hiện tổn thương dạng tổ ong, là những túi khí bất thường được bao bọc bởi mô xơ và lót bởi lớp biểu mô phế quản. Ở vùng phổi cấu trúc bình thường, bao quanh các cụm nguyên bào sợi và các tổn thương tổ ong, thấy có sự gia tăng mật độ mao mạch, có thể do tắc nghẽn tĩnh mạch. Trong các ổ nguyên bào sợi thì không có sự hiện diện của mạch máu và trong những vùng xơ phổi thì mạch máu thưa thớt.[5]

Hầu hết các trường hợp XPVC là đơn lẻ, nhưng cũng ghi nhận một số các trường hợp có tính gia đình, xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn so với XPVC, chiếm tỷ lệ < 5% tổng số bệnh nhân XPVC. Một vài bất thường di truyền được tìm thấy ở các trình tự gien mã hóa các protein như SFTPA2, SFTPC và MUC5B. Xơ phổi có tính gia đình có mối liên quan với tỷ lệ mắc mới ung thư biểu mô phế quản. [5]

Chẩn đoán

1. Các bước chẩn đoán XPVC

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị XPVC cần tiến hành các bước như sau:

  • Loại trừ các nguyên nhân có thể xác định được của bệnh phổi mô kẽ dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, các xét nghiệm.
  • Đánh giá kiểu và mức độ ảnh hưởng hô hấp qua đo chức năng hô hấp.
  • Chụp HRCT ngực để xác định có bệnh phổi mô kẽ, xem xét kiểu và phân bố tổn thương.
  • Hội chẩn liên chuyên khoa về lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh để có chẩn đoán cuối cùng chính xác nhất.

2. Đặc điểm lâm sàng

Tuổi:  ≥ 60 tuổi, hầu hết có tiền sử hút thuốc lá.

Bệnh khởi phát từ từ với các triệu chứng khó thở khi gắng sức, ho khan nhiều tháng. Các triệu chứng khác như sốt, mỏi cơ, đau khớp hiếm gặp.

Khám lâm sàng: ran nổ nhỏ hạt (ran velcro) hai đáy phổi, ở giai đoạn sớm của bệnh có thể không có hoặc nghe chỉ một bên phổi nhưng rất hiếm khi gặp.

Bệnh diễn tiến có thể có tiếng rít cuối kì hít vào do giãn phế quản co kéo, ngón tay dùi trống gặp ở 45-75% trường hợp.[1]

Tìm triệu chứng của bệnh thấp (đau hoặc viêm khớp, loét các đầu chi, khô mắt, khô miệng, mệt mỏi, sốt, rụng tóc, yếu hoặc đau cơ, nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Raynaud, da dày, giãn tĩnh mạch xa) để loại trừ nguyên nhân khác gây xơ phổi.[1]

3. Cận lâm sàng

Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán XPVC

Vai trò của cận lâm sàng: xác định hoặc loại trừ các chẩn đoán khác.

Xét nghiệm sinh hóa xác định có hay không bệnh thấp dưới lâm sàng bao gồm: kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể peptide kháng vòng tuần hoàn (anti-CCP) và yếu tố thấp (RF).[1]

Đo chức năng hô hấp:

Chỉ định: tất cả bệnh nhân nghi ngờ bệnh phổi mô kẽ.

Xét nghiệm: đo chức năng phổi (phế dung ký, thể tích phổi, khả năng khuếch tán CO [DLCO]), đo oxy xung ký mạch.

Vai trò: đánh giá ảnh hưởng thể và mức độ suy giảm chức năng tại phổi (tắc nghẽn, giới hạn, hoặc hỗn hợp).

Bệnh nhân XPVC có giảm FVC, nhưng tỉ số FEV1/FVC trong giới hạn bình thường, giảm DLCO khi bệnh tiến triển, giảm quãng đường đi bộ 6 phút.[1]

Hình ảnh học:

X-quang ngực: tổn thương thường gặp của XPVC là dạng lưới, không đặc hiệu vì còn gặp trong bệnh phổi mô kẽ khác và suy tim.

HRCT ngực: tổn thương của XPVC gồm có mờ chủ yếu ngoại biên, hai đáy phổi kèm hình ảnh tổ ong, giãn phế quản-tiểu phế quản co kéo. Tổn thương tổ ong là một cụm các nang khí có đường kính 3-10mm, nằm dưới màng phổi.

Tổn thương kính mờ chồng lên tổn thương dạng lưới có thể gặp. Trong đợt cấp của xơ phổi vô căn, hình ảnh kính mờ hai bên và/hoặc đông đặc phổi có thể gặp trên nền tổn thương của viêm phổi mô kẽ thông thường.

Bất thường màng phổi thường ít gặp ở xơ phổi vô căn, nên nếu có tổn thương màng phổi nên nghi ngờ chẩn đoán khác hoặc bệnh nhân có bệnh đồng mắc như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh phổi asbestos, suy tim, bệnh phổi do thuốc hoặc ung thư biểu mô bạch mạch. Tổn thương nốt màng phổi ở thùy trên phổi thường do bệnh xơ hóa sợi phổi-màng phổi vô căn.[1]

Nội soi phế quản:

Không cần làm xét nghiệm phân tích tế bào dịch rửa phế quản phế nang (BAL) nếu lâm sàng rất nghĩ xơ phổi vô căn và có kiểu tổn thương HRCT ngực là UIP.

Nếu lâm sàng gợi ý XPVC, nhưng kiểu hình HRCT ngực là nhiều khả năng, không xác định, chẩn đoán khác của xơ phổi vô căn, thì nên làm phân tích tế bào dịch rửa phế quản phế nang để loại trừ viêm phổi bạch cầu ái toan, nhiễm sarcoid hoặc nhiễm trùng.[1]

Sinh thiết phổi xuyên phế quản:

Chỉ định ở bệnh nhân nghi ngờ có chẩn đoán khác không phải viêm phổi mô kẽ thông thường.[1]

Phẫu thuật sinh thiết phổi:

Chỉ định: bệnh nhân mới chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ không rõ nguyên nhân, có kiểu tổn thương trên HRCT ngực gồm nhiều khả năng, không xác định viêm mô kẽ thông thường, hoặc nghi ngờ chẩn đoán khác.

 Biến chứng: nguy cơ tử vong (< 2%), chảy máu, tràn khí màng phổi, đau).

Chống chỉ định: các đối tượng có tổng trạng kém (suy hô hấp) hoặc có bệnh đồng mắc mạn tính. [1]

Mô bệnh học:

Kiểu hình của UIP cũng gặp ở những bệnh lý xơ phổi khác như bệnh lý thấp, viêm phổi tăng nhạy cảm mạn tính, do thuốc hoặc bệnh phổi lắng đọng (ví dụ: asbestos).

Kiểu hình mô học đặc trưng và tiêu chuẩn chẩn đoán chính của viêm phổi mô kẽ thông thường là hiện diện xen kẽ các vùng mô phổi bình thường và các tổn thương như xơ hóa, nguyên bào sợi, tổ ong.

Nếu tổn thương mô bệnh học là u hạt, chủ yếu xung quanh đường dẫn khí lớn, vùng tổn thương viêm cách biệt với tổn thương tổ ong thì nên nghĩ đến chẩn đoán khác.[6]

IV Điều trị

Trước đây, điều trị tập trung vào làm giảm tối thiểu tình trạng viêm và chậm tiến triển từ viêm đến xơ hóa. Tuy nhiên, tổn thương nền chủ yếu trong XPVC là xơ hóa nhiều hơn viêm, điều này giải thích tại sao ít bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp kháng viêm và tiên lượng của bệnh còn dè dặt.[1]

1.     Điều trị hỗ trợ

Liệu pháp oxy

Hầu hết các bệnh nhân XPVC sẽ phải cần liệu pháp oxy, có thể lúc đầu chỉ cần khi gắng sức, sau đó khi bệnh tiến triển cần thở oxy liên tục. Liệu pháp oxy giúp bệnh nhân duy trì hoạt động hàng ngày và có thể làm ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện của tăng áp phổi thứ phát do giảm oxy máu.

Giáo dục bệnh nhân

Ngưng hút thuốc lá.

Những bệnh nhân XPVC tiến triển cần được thảo luận và lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ đối với những vấn đề của bệnh trong giai đoạn cuối đời.

Tập phục hồi chức năng phổi

Giúp làm giảm triệu chứng khó thở và cải thiện quãng đường nghiệm pháp đi bộ 6 phút.

Chủng ngừa: đối với phế cầu và cúm.

Chăm sóc giảm nhẹ: ở mọi giai đoạn bệnh chứ không chỉ giai đoạn cuối đời (thuốc nhóm opioids, chống lo âu đối với bệnh nhân khó thở hoặc ho kháng trị).[6]

2.     Điều trị nội khoa

Không có thuốc nào được chứng minh điều trị XPVC, nhưng có hai thuốc nintedanib và pirfenidone được thấy làm chậm tiến triển bệnh.

Nintedanib: là thuốc chẹn thụ thể của nhiều loại men tyrosine kinase có chức năng điều hòa các yếu tố tăng trưởng xơ hóa (ví dụ như yếu tố tăng trưởng do tiểu cầu hoạt hóa, yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi).[11],[12] Nintedanib đã được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cục Dược Châu Âu và nhiều quốc gia khác chấp thuận sử dụng.[13]

Pirfenidone: cơ chế ức chế quá trình kích thích tổng hợp collagen liên quan yếu tố tăng trưởng beta (TGF-b), do đó làm giảm chết nền ngoại bào và ngăn cản tăng sinh nguyên bào sợi trong phòng thí nghiệm. Pirfenidone được chấp thuận trên thị trường ở một vài nước, bao gồm Đức, Pháp, Anh, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ.[14]

Theo dõi

Theo dõi lâm sàng và nhận biết những trường hợp bệnh diễn tiến nhanh chóng.

Đánh giá đáp ứng điều trị bệnh nhân sau mỗi 3-6 tháng bao gồm: triệu chứng, chức năng hô hấp, khả năng gắng sức.[7]

Ở bệnh nhân bệnh tiến triển nhanh, cần đánh giá nguy cơ xuất hiện của giảm oxy máu, tăng áp phổi, thuyên tắc huyết khối và các bệnh đồng mắc khác (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, trầm cảm,..) có thể làm thay đổi các lựa chọn điều trị.

  • 01 Robert M. et al. “Chapter 56: Idiopathic Pulmonary Fibrosis.” Fishman’s Pulmonary Diseases and Disorders, 5th ed, 2015, Editor-in-Chief: Michael A. Grippi; pp. 842-853
  • 02 Raghu G, et al. Diagnosis of Idiopathic Pulmonary Fibrosis. An Official ATS/ERS/JRS/ALAT Clinical Practice Guideline. Am J Respir Crit Care Med. 2018;198(5):e44-e68.
  • 03 Kaunisto J, et al. Idiopathic pulmonary fibrosis--a systematic review on methodology for the collection of epidemiological data. BMC Pulm Med 2013; 13:53
  • 04 Esposito DB, et al. Idiopathic Pulmonary Fibrosis in United States Automated Claims. Incidence, Prevalence, and Algorithm Validation. Am J Respir Crit Care Med 2015; 192:1200.
  • 05 Wuyts WA, et al. The pathogenesis of pulmonary fibrosis: a moving target. Eur Respir J 2013; 41: 1207-18.
  • 06 Raghu G, et al. An official ATS/ERS/JRS/ALAT statement: idiopathic pulmonary fibrosis: evidence-based guidelines for diagnosis and management. Am J Respir Crit Care Med 2011; 183:788.
  • 07 Lynch DA, et al. High-resolution computed tomography in idiopathic pulmonary fibrosis: diagnosis and prognosis. Am J Respir Crit Care Med 2005; 172:488