Đội ngũ y
bác sỹ chuyên nghiệp
- tận tâm

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) là cách tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và gia đình họ đang đối mặt với vấn đề liên quan đến bệnh tật đe dọa tính mạng, thông qua việc ngăn ngừa và giảm bớt đau khổ bằng cách nhận biết sớm, đánh giá và điều trị các cơn đau và các vấn đề khác, về thể chất, tâm lý xã hội và tinh thần.

Như vậy, chăm sóc giảm nhẹ nghĩa là làm giảm đi triệu chứng của người bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ bằng nhiều biện pháp không chỉ liên quan đến điều trị bệnh mà bao gồm cả các yếu tố liên quan đến tâm lý, thể chất, tinh thần,.. để giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Bác sĩ Trần Đình Hậu

Mục đích của chăm sóc giảm nhẹ không chỉ là nâng cao chất lượng cuộc sống, kiểm soát triệu chứng của người bệnh mà còn giúp người bệnh cảm thấy tự tin,cảm giác được tôn trọng và đưa ra những quyết định của bản thân thông qua mong muốn của người bệnh đồng thời có thể giảm đi những gánh nặng đối với bản thân người bệnh, gia đình và xã hội xung quanh.

Bác sĩ Trần Đình Hậu

Những người bệnh mắc phải bệnh phổi kẽ mạn tính thường có các triệu chứng mạn tính của đường hô hấp như khó thở, ho khan, đau ngực,.. và tăng nguy cơ sa sút về mặt sức khỏe tinh thần làm cho người bệnh phổi mô kẽ suy giảm chất lượng cuộc sống nặng nề. Và khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, gánh nặng về mặt triệu chứng sẽ tăng dần lên có thể so sánh như những người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối nên đòi hỏi người bệnh nên được tiếp cận với chăm sóc giảm nhẹ. Vì vậy, tất cả người bệnh phổi mô kẽ nên được tiếp cận với chăm sóc giảm nhẹ để có can thiệp phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.

Bác sĩ Trần Đình Hậu

Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ khuyến cáo liên quan đến chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh phổi mạn tính, bao gồm bệnh nhân bệnh phổi mô kẽ, trong đó ủng hộ “mô hình tích hợp cá nhân hóa“ của CSGN của người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ ở tất cả các giai đoạn bệnh, bắt đầu từ thời điểm chẩn đoán và bao gồm cả giai đoạn thực hiện các liệu pháp điều trị khác. Cường độ CSGN được điều chỉnh theo nhu cầu của cả NB và giai đoạn họ trong quá trình bệnh tật khác. Cần tránh quan niệm sai lầm rằng chăm sóc giảm nhẹ chỉ hữu ích trong giai đoạn cuối đời.

Bác sĩ Trần Đình Hậu

Chìa khóa cho việc chăm sóc giảm nhẹ ở người bệnh bệnh phổi kẽ bao gồm : kiểm soát triệu chứng, những vấn đề chung để cải thiện triệu chứng, quản lý bệnh ở giai đoạn cuối, cải thiện triệu chứng ở giai đoạn cận tử, xem xét những biến chứng của bệnh và thảo luận những người chăm sóc liên quan đến vấn đề chăm sóc giảm nhẹ ở nhóm người bệnh này.

Các vấn đề cần nên được quan tâm ở nhóm người bệnh bệnh phổi kẽ và lựa chọn điều trị: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh phổi kẽ :

  • Khó thở là triệu chứng được than phiền nhiều nhất và phổ biến nhất ở người bệnh giai đoạn nặng, chỉ đáp ứng một phần với điều trị bằng thuốc và cuối cùng trở nên không đáp ứng với chăm sóc thông thường. Bệnh nhân có thể được hỗ trợ điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu về tập thở hay các liệu pháp tâm lý được hỗ trợ bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần,…
  • Ho là triệu chứng phổ biến với một tỷ lệ 30-90% ở người bệnh phổi mô kẽ , là một triệu chứng đặc biệt khó chịu đối với cả người bệnh và gia đình họ. Triệu chứng này thường kém đáp ứng với các thuốc điều trị ho thông thường và các biện pháp khác hỗ trợ được khuyến cáo để giảm triệu chứng như thay đổi lối sống, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và ăn sớm trước giờ để ngủ để hạn chế kích thích gây ho.
  • Các triệu chứng khác bao gồm trầm cảm, lo âu, suy nhược,…
Bác sĩ Trần Đình Hậu

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) là cách tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và gia đình họ đang đối mặt với vấn đề liên quan đến bệnh tật đe dọa tính mạng, thông qua việc ngăn ngừa và giảm bớt đau khổ bằng cách nhận biết sớm, đánh giá và điều trị các cơn đau và các vấn đề khác, về thể chất, tâm lý xã hội và tinh thần.

Như vậy, chăm sóc giảm nhẹ nghĩa là làm giảm đi triệu chứng của người bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ bằng nhiều biện pháp không chỉ liên quan đến điều trị bệnh mà bao gồm cả các yếu tố liên quan đến tâm lý, thể chất, tinh thần,.. để giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Bác sĩ

Trần Đình Hậu

Mục đích của chăm sóc giảm nhẹ không chỉ là nâng cao chất lượng cuộc sống, kiểm soát triệu chứng của người bệnh mà còn giúp người bệnh cảm thấy tự tin,cảm giác được tôn trọng và đưa ra những quyết định của bản thân thông qua mong muốn của người bệnh đồng thời có thể giảm đi những gánh nặng đối với bản thân người bệnh, gia đình và xã hội xung quanh.

Bác sĩ

Trần Đình Hậu

Những người bệnh mắc phải bệnh phổi kẽ mạn tính thường có các triệu chứng mạn tính của đường hô hấp như khó thở, ho khan, đau ngực,.. và tăng nguy cơ sa sút về mặt sức khỏe tinh thần làm cho người bệnh phổi mô kẽ suy giảm chất lượng cuộc sống nặng nề. Và khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, gánh nặng về mặt triệu chứng sẽ tăng dần lên có thể so sánh như những người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối nên đòi hỏi người bệnh nên được tiếp cận với chăm sóc giảm nhẹ. Vì vậy, tất cả người bệnh phổi mô kẽ nên được tiếp cận với chăm sóc giảm nhẹ để có can thiệp phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.

Bác sĩ

Trần Đình Hậu

Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ khuyến cáo liên quan đến chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh phổi mạn tính, bao gồm bệnh nhân bệnh phổi mô kẽ, trong đó ủng hộ “mô hình tích hợp cá nhân hóa“ của CSGN của người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ ở tất cả các giai đoạn bệnh, bắt đầu từ thời điểm chẩn đoán và bao gồm cả giai đoạn thực hiện các liệu pháp điều trị khác. Cường độ CSGN được điều chỉnh theo nhu cầu của cả NB và giai đoạn họ trong quá trình bệnh tật khác. Cần tránh quan niệm sai lầm rằng chăm sóc giảm nhẹ chỉ hữu ích trong giai đoạn cuối đời.

Bác sĩ

Trần Đình Hậu

Chìa khóa cho việc chăm sóc giảm nhẹ ở người bệnh bệnh phổi kẽ bao gồm : kiểm soát triệu chứng, những vấn đề chung để cải thiện triệu chứng, quản lý bệnh ở giai đoạn cuối, cải thiện triệu chứng ở giai đoạn cận tử, xem xét những biến chứng của bệnh và thảo luận những người chăm sóc liên quan đến vấn đề chăm sóc giảm nhẹ ở nhóm người bệnh này.

Các vấn đề cần nên được quan tâm ở nhóm người bệnh bệnh phổi kẽ và lựa chọn điều trị: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh phổi kẽ :

  • Khó thở là triệu chứng được than phiền nhiều nhất và phổ biến nhất ở người bệnh giai đoạn nặng, chỉ đáp ứng một phần với điều trị bằng thuốc và cuối cùng trở nên không đáp ứng với chăm sóc thông thường. Bệnh nhân có thể được hỗ trợ điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu về tập thở hay các liệu pháp tâm lý được hỗ trợ bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần,…
  • Ho là triệu chứng phổ biến với một tỷ lệ 30-90% ở người bệnh phổi mô kẽ , là một triệu chứng đặc biệt khó chịu đối với cả người bệnh và gia đình họ. Triệu chứng này thường kém đáp ứng với các thuốc điều trị ho thông thường và các biện pháp khác hỗ trợ được khuyến cáo để giảm triệu chứng như thay đổi lối sống, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và ăn sớm trước giờ để ngủ để hạn chế kích thích gây ho.
  • Các triệu chứng khác bao gồm trầm cảm, lo âu, suy nhược,…

Bác sĩ

Trần Đình Hậu