Những câu hỏi
thường gặp
Thở oxy: cung cấp oxy qua mặt nạ hoặc canular mũi, giúp cải thiện nồng độ oxy trong máu, giảm khó thở và mệt mỏi, cải thiện vận động sinh hoạt hằng ngày. Việc thở oxy phụ thuộc vào tình trạng xơ hoá phổi và diễn tiến bệnh mà chỉ cần thở oxy trong khi ngủ hay làm việc hoặc lệ thuộc hoàn toàn.
Giảm ho: ho khan kéo dài là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân xơ phổi vô căn. Các loại thuốc thalodomide, opioid có thể làm giảm triệu chứng khó thở và ho giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Thuốc kháng xơ: Nintedanib (Ofev) và Pirfenidone (Esbriet) được công nhận để điều trị Xơ phổi vô căn. Các loại thuốc này làm chậm quá trình hình thành xơ sẹo tại phổi, ngăn chặn triệu chứng nặng hơn. Corticosteroids làm giảm tình trạng viêm tại phổi trong những đợt bùng phát cấp tính của bệnh.
Phục hồi chức năng phổi: bệnh nhân cần sự hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên và chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng, tập các bài tập vận động, hít thở, tư vấn dinh dưỡng và ăn uống, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo tồn khả năng của phổi. Có thể tập tại BV hoặc tại nhà.
Nhiều bệnh nhân Xơ phổi vô căn cần phải ghép phổi nếu triệu chứng trở nặng nhanh chóng. Nhưng ghép phổi là cuộc mổ lớn, nguy cơ rủi ro cao và đòi hỏi phải điều trị suốt đời với các thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn việc thải loại phổi ghép. Đây là cách điều trị duy nhất để tương đối kéo dài sự sống nếu bạn bị xơ phổi vô căn. Sau khi ghép thành công, bệnh nhân sẽ ở lại viện 3 tuần hoặc hơn để đánh giá ca ghép, sau đó sẽ phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời. Cần phải duy trì tái khám để đánh giá phổi ghép và theo dõi điều trị.
Mô sẹo trong phổi làm giảm hấp thụ oxy nuôi cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nên mắc Xơ phổi có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như:
- Tăng huyết áp
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
- Thuyên tắc phổi.
- Ung thư phổi
- Nhiễm trùng phổi.
Xơ phổi vô căn là một căn bệnh nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và những người xung quanh. Để giữ sức khoẻ tốt nhất có thể, hãy tuân theo kế hoạch điều trị và tái khám định kỳ để theo dõi diễn biến.
Ngoài ra, bệnh nhân được khuyến cáo những điều sau để hỗ trợ trong quá trình điều trị:
Ăn uống lành mạnh: Bữa ăn giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và thức ăn giàu đạm rất cần cho cơ thể. Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no, quá no sẽ làm khó thở hơn.
Tập thể dục: Đi bộ hoặc đạp xe giúp cải thiện tình trạng phổi và giảm căng thẳng. Nếu cảm thấy khó thở khi vận động, hãy hỏi bác sĩ về liệu pháp thở oxy bổ sung khi vận động.
Bỏ thuốc lá: Thuốc lá nói chung gây hại cho phổi và làm khó thở nặng hơn.
Tiêm ngừa cúm và viêm phổi: khi mắc cúm hay viêm phổi có thể làm tình trạng phổi bệnh nhân đã vốn tệ, còn tệ hơn nữa. Chích vắc xin để ngừa cúm và viêm phổi và cần tiêm ngừa cúm nhắc lại hằng năm. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về vắc xin, và tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm.
Tìm cách để giảm căng thẳng và thoải mái: Có nhiều hoạt động như đọc sách, vẽ, đánh cờ, hay ngồi thiền…. không đòi hỏi vận động, nhưng giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần.
Xơ phổi vô căn là một căn bệnh nặng, đòi hỏi bệnh nhân cần phải nghiêm túc tuân thủ điều trị và cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh mình để kiểm soát triệu chứng, giảm căng thẳng, cân bằng thể chất tâm lý…từ đó có thể giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ. Có thể tìm kiếm những người bệnh giống mình để sinh hoạt cộng đồng, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Các bệnh nhân bị Xơ phổi vô căn biểu hiện bệnh với nhiều mức độ khác nhau. Nhiều người bệnh tiến triển nhanh chóng, nhưng người khác có bệnh diễn tiến chậm và sống thoải mái trong một thời gian dài. Trung bình bệnh nhân sống khoảng 3 – 5 năm sau khi phát hiện bệnh, nhưng có nhiều người có thể sống lâu hơn. Hãy tham khảo bác sĩ và cố gắng điều trị để hạn chế bệnh nặng lên.
Tham khảo: https://www.webmd.com/lung/what-is-idiopathic-pulmonary-fibrosis
Đến thời điểm này các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để bệnh XPVC. Các phương pháp hiện nay là làm chậm tiến triển của bệnh càng nhiều càng tốt. Điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân giảm khó thở và giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và gia đình.
Thở oxy: cung cấp oxy qua mặt nạ hoặc canular mũi, giúp cải thiện nồng độ oxy trong máu, giảm khó thở và mệt mỏi, cải thiện vận động sinh hoạt hằng ngày. Việc thở oxy phụ thuộc vào tình trạng xơ hoá phổi và diễn tiến bệnh mà chỉ cần thở oxy trong khi ngủ hay làm việc hoặc lệ thuộc hoàn toàn.
Giảm ho: ho khan kéo dài là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân xơ phổi vô căn. Các loại thuốc thalodomide, opioid có thể làm giảm triệu chứng khó thở và ho giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Thuốc kháng xơ: Nintedanib (Ofev) và Pirfenidone (Esbriet) được công nhận để điều trị Xơ phổi vô căn. Các loại thuốc này làm chậm quá trình hình thành xơ sẹo tại phổi, ngăn chặn triệu chứng nặng hơn. Corticosteroids làm giảm tình trạng viêm tại phổi trong những đợt bùng phát cấp tính của bệnh.
Phục hồi chức năng phổi: bệnh nhân cần sự hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên và chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng, tập các bài tập vận động, hít thở, tư vấn dinh dưỡng và ăn uống, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo tồn khả năng của phổi. Có thể tập tại BV hoặc tại nhà.
Bác sĩ
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Nhiều bệnh nhân Xơ phổi vô căn cần phải ghép phổi nếu triệu chứng trở nặng nhanh chóng. Nhưng ghép phổi là cuộc mổ lớn, nguy cơ rủi ro cao và đòi hỏi phải điều trị suốt đời với các thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn việc thải loại phổi ghép. Đây là cách điều trị duy nhất để tương đối kéo dài sự sống nếu bạn bị xơ phổi vô căn. Sau khi ghép thành công, bệnh nhân sẽ ở lại viện 3 tuần hoặc hơn để đánh giá ca ghép, sau đó sẽ phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời. Cần phải duy trì tái khám để đánh giá phổi ghép và theo dõi điều trị.
Bác sĩ
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Mô sẹo trong phổi làm giảm hấp thụ oxy nuôi cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nên mắc Xơ phổi có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như:
- Tăng huyết áp
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
- Thuyên tắc phổi.
- Ung thư phổi
- Nhiễm trùng phổi.
Bác sĩ
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Xơ phổi vô căn là một căn bệnh nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và những người xung quanh. Để giữ sức khoẻ tốt nhất có thể, hãy tuân theo kế hoạch điều trị và tái khám định kỳ để theo dõi diễn biến.
Ngoài ra, bệnh nhân được khuyến cáo những điều sau để hỗ trợ trong quá trình điều trị:
Ăn uống lành mạnh: Bữa ăn giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và thức ăn giàu đạm rất cần cho cơ thể. Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no, quá no sẽ làm khó thở hơn.
Tập thể dục: Đi bộ hoặc đạp xe giúp cải thiện tình trạng phổi và giảm căng thẳng. Nếu cảm thấy khó thở khi vận động, hãy hỏi bác sĩ về liệu pháp thở oxy bổ sung khi vận động.
Bỏ thuốc lá: Thuốc lá nói chung gây hại cho phổi và làm khó thở nặng hơn.
Tiêm ngừa cúm và viêm phổi: khi mắc cúm hay viêm phổi có thể làm tình trạng phổi bệnh nhân đã vốn tệ, còn tệ hơn nữa. Chích vắc xin để ngừa cúm và viêm phổi và cần tiêm ngừa cúm nhắc lại hằng năm. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về vắc xin, và tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm.
Tìm cách để giảm căng thẳng và thoải mái: Có nhiều hoạt động như đọc sách, vẽ, đánh cờ, hay ngồi thiền…. không đòi hỏi vận động, nhưng giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần.
Xơ phổi vô căn là một căn bệnh nặng, đòi hỏi bệnh nhân cần phải nghiêm túc tuân thủ điều trị và cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh mình để kiểm soát triệu chứng, giảm căng thẳng, cân bằng thể chất tâm lý…từ đó có thể giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ. Có thể tìm kiếm những người bệnh giống mình để sinh hoạt cộng đồng, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Các bệnh nhân bị Xơ phổi vô căn biểu hiện bệnh với nhiều mức độ khác nhau. Nhiều người bệnh tiến triển nhanh chóng, nhưng người khác có bệnh diễn tiến chậm và sống thoải mái trong một thời gian dài. Trung bình bệnh nhân sống khoảng 3 – 5 năm sau khi phát hiện bệnh, nhưng có nhiều người có thể sống lâu hơn. Hãy tham khảo bác sĩ và cố gắng điều trị để hạn chế bệnh nặng lên.
Tham khảo: https://www.webmd.com/lung/what-is-idiopathic-pulmonary-fibrosis
Bác sĩ
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Đến thời điểm này các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để bệnh XPVC. Các phương pháp hiện nay là làm chậm tiến triển của bệnh càng nhiều càng tốt. Điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân giảm khó thở và giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và gia đình.
Bác sĩ
Nguyễn Thị Thuỳ Dương