Những câu hỏi
thường gặp
- Tại sao cần thở oxy?
- Làm thế nào để biết cần thở oxy?
- Khi nào cần thở oxy tại nhà?
- Mục tiêu mức oxy cần đạt khi thở oxy là bao nhiêu?
- Thở oxy trong thời gian bao lâu mỗi ngày?
- Có cần thở oxy khi hoạt động không?
- Các công cụ thở oxy tại nhà có thể dùng là gì?
- Các lưu ý về an toàn khi thở oxy tại nhà?
Oxy là chất khí cần thiết cho các tế bào trong cơ thể hoạt động, cần được cung cấp không ngừng trong mọi hoạt động sống của con người. Vốn dĩ, trong không khí chúng ta hít vào hằng ngày chứa khoảng 21% oxy, lượng oxy này đủ để cho những người có phổi khoẻ mạnh hô hấp và cơ thể hoạt động bình thường cũng như hoạt động với cường độ cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc bệnh phổi nặng (như xơ phổi vô căn giai đoạn muộn), lượng oxy có sẵn trong không khí này không đủ cung cấp cho nhu cầu hoạt động của người bệnh.
Do đó, khi người đến một giai đoạn bệnh nhất định có thể bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về điều trị thở oxy dài hạn tại nhà (ngoài cơ sở chăm sóc y tế) để an toàn và có lợi cho sức khoẻ của người bệnh.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng khi khó thở sẽ cần cung cấp thêm oxy để cải thiện triệu chứng này. Tuy nhiên, khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh và có thể do nhiều yếu tố góp thành như tuổi tác cao, sự suy mòn cơ thể do bệnh tật, thiếu máu, các bệnh đồng mắc đi kèm như bệnh lý tim mạch. Do đó, thời điểm thở oxy cần có một công cụ khách quan hơn để hỗ trợ bác sĩ xác định khi nào người bệnh cần thở oxy. Mức oxy trong cơ thể được đo trực tiếp trong mẫu máu xét nghiệm hoặc gián tiếp thông qua máy đo độ bão hoà oxy theo mạch đập được kẹp ngoài da.
Khí máu động mạch là xét nghiệm chính xác nhất xác định mức oxy trong máu. Nhân viên y tế sẽ lấy máu từ động mạch của người bệnh (thường là động mạch cổ tay bên không thuận), sau đó sẽ gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm sinh hoá. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở khám chữa bệnh có trang bị xét nghiệm khí máu động mạch để thực hiện xét nghiệm này. Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định chúng tôi có thực hiện khí máu động mạch trên đối tượng người bệnh nội trú và ngoại trú.
Máy đo độ bão hoà oxy máu theo mạch đập (hay thông thường được gọi là máy SpO2) là công cụ không xâm lấn, không cần lấy máu xét nghiệm mà có thể gián tiếp phản ánh mức oxy trong máu. Do sự tiện dụng của công cụ này, người bệnh cũng có thể tự trang bị nhà để theo dõi mức oxy khi nghỉ ngơi, khi hoạt động cũng như khi ngủ. Tuy nhiên, máy đo độ bão hoà oxy máu theo mạch đập không cung cấp nhiều thông tin như khí máu động mạch và cũng có nhiều yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến quá trình phân tích kết quả.
Oxy là một loại thuốc đặc biệt, cần được bác sĩ kê đơn liều lượng rõ ràng và cần được người bệnh tuân thủ khắt khe. Việc thở oxy nhằm mục tiêu nâng mức oxy trong máu của người bệnh đạt mức an toàn cho cơ thể hoạt động gần như bình thường và hạn chế thấp nhất các hậu quả do thiếu oxy gây ra cho cơ thể.
Lưu lượng oxy người bệnh thở cần giúp mức oxy trong cơ thể người bệnh đạt mục tiêu PaO2 từ 60 đến 65 mmHg hoặc SpO2 từ 90 đến 92%. Khoảng giới hạn này giúp hạn chế những biến chứng do thở oxy liều cao gây bất lợi trên sức khoẻ người bệnh.
Thở oxy có thể không giúp người bệnh cải thiện hoàn toàn triệu chứng khó thở, khi mức oxy trong máu đã đạt được mục tiêu cần thiết mà vẫn kèm cảm giác khó thở thì người bệnh nên cần sự gặp bác sĩ để tìm hiểu và giải quyết các nguyên nhân khác đi kèm.
Lợi ích của thở oxy dài hạn bao gồm nâng mức oxy người bệnh đến mục tiêu an toàn, giúp cải thiện khả năng gắng sức, chất lượng của sống, sức khoẻ tinh thần cũng như hạn chế những gánh nặng của thiếu oxy máu lên tim mạch cũng như toàn cơ thể từ đó cải thiện sống còn của người bệnh.
Việc thở oxy dài hạn tại nhà cần thực hiện nghiêm túc và cần tính kiên nhẫn cao. Để đạt được những lợi ích như trên, thời gian thở oxy trong ngày cần đạt được đủ lâu dựa trên các bằng chứng khoa học là từ >= 15 giờ/ngày và liên tục mỗi ngày.
Thở oxy chỉ khi cảm thấy khó thở tăng và ngưng oxy khi giảm khó thở có thể sẽ mang lại lợi ích kém hơn và không có sự ủng hộ từ các bằng chứng khoa học.
Như đã đề cập ở trên, tiêu chuẩn xác định người bệnh khi nào cần thở oxy dài hạn tại nhà chỉ được xác định tại thời điểm ban ngày, khi nghỉ ngơi. Khi gắng sức, tất cả cơ quan trong cơ thể đều cần lượng oxy lớn hơn lúc nghỉ ngơi để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Vậy vấn đề đặt ra là khi người bệnh có giảm oxy máu khi hoạt động gắng sức thì có nên vừa thở oxy vừa hoạt động không?
Mức độ hoạt động gắng sức ở người bệnh xơ phổi vô căn có thể rất khác nhau ở các đối tượng khác nhau và giai đoạn bệnh khác nhau. Mức hoạt động gắng sức này có thể là chơi các môn thể thao không có tính đối kháng, leo cầu thang, đi bộ hay chỉ các hoạt động chăm sóc cá nhân thông thường. Việc hạn chế hoạt động quá mức như chỉ nằm trên giường bệnh hầu như cả ngày ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thể chất và tinh thần người bệnh.
Nghiệm pháp đi bộ 6 phút là nghiệm pháp gắng sức giúp đánh giá hoạt động thể chất ở bệnh nhân có bệnh lý phổi hay tim mạch mạn tính trong đó có xơ phổi vô căn. Chỉ định thở oxy khi hoạt động được đặt ra khi mức SpO2 sau nghiệm pháp đi bộ 6 phút <= 88% kèm với điều kiện SpO2 cải thiện khi thở oxy lưu động và người bệnh giảm khó thở hoặc tăng khả năng gắng sức (tăng 20 -25% quãng đường đi bộ 6 phút so với thở khí trời).
Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, chúng tôi có thực hiện nghiệm pháp đi bộ 6 phút cho người bệnh.
![](https://benhphoimoke.bvndgiadinh.org.vn/wp-content/uploads/2023/05/Screen-Shot-2023-05-15-at-23.29.02.png)
![](https://benhphoimoke.bvndgiadinh.org.vn/wp-content/uploads/2023/05/Screen-Shot-2023-05-15-at-23.30.19.png)
Oxy là thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc liều lượng oxy được kê đơn bởi bác sĩ điều trị.
Oxy là chất dễ gây cháy nổ, cần tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng chống cháy nổ nói chung và trong môi trường có người thở oxy tránh tuyệt đối hút thuốc lá và các hoạt động có thể gây cháy khác.
Oxy là chất khí cần thiết cho các tế bào trong cơ thể hoạt động, cần được cung cấp không ngừng trong mọi hoạt động sống của con người. Vốn dĩ, trong không khí chúng ta hít vào hằng ngày chứa khoảng 21% oxy, lượng oxy này đủ để cho những người có phổi khoẻ mạnh hô hấp và cơ thể hoạt động bình thường cũng như hoạt động với cường độ cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc bệnh phổi nặng (như xơ phổi vô căn giai đoạn muộn), lượng oxy có sẵn trong không khí này không đủ cung cấp cho nhu cầu hoạt động của người bệnh.
Do đó, khi người đến một giai đoạn bệnh nhất định có thể bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về điều trị thở oxy dài hạn tại nhà (ngoài cơ sở chăm sóc y tế) để an toàn và có lợi cho sức khoẻ của người bệnh.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Hầu hết mọi người nghĩ rằng khi khó thở sẽ cần cung cấp thêm oxy để cải thiện triệu chứng này. Tuy nhiên, khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh và có thể do nhiều yếu tố góp thành như tuổi tác cao, sự suy mòn cơ thể do bệnh tật, thiếu máu, các bệnh đồng mắc đi kèm như bệnh lý tim mạch. Do đó, thời điểm thở oxy cần có một công cụ khách quan hơn để hỗ trợ bác sĩ xác định khi nào người bệnh cần thở oxy. Mức oxy trong cơ thể được đo trực tiếp trong mẫu máu xét nghiệm hoặc gián tiếp thông qua máy đo độ bão hoà oxy theo mạch đập được kẹp ngoài da.
Khí máu động mạch là xét nghiệm chính xác nhất xác định mức oxy trong máu. Nhân viên y tế sẽ lấy máu từ động mạch của người bệnh (thường là động mạch cổ tay bên không thuận), sau đó sẽ gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm sinh hoá. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở khám chữa bệnh có trang bị xét nghiệm khí máu động mạch để thực hiện xét nghiệm này. Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định chúng tôi có thực hiện khí máu động mạch trên đối tượng người bệnh nội trú và ngoại trú.
Máy đo độ bão hoà oxy máu theo mạch đập (hay thông thường được gọi là máy SpO2) là công cụ không xâm lấn, không cần lấy máu xét nghiệm mà có thể gián tiếp phản ánh mức oxy trong máu. Do sự tiện dụng của công cụ này, người bệnh cũng có thể tự trang bị nhà để theo dõi mức oxy khi nghỉ ngơi, khi hoạt động cũng như khi ngủ. Tuy nhiên, máy đo độ bão hoà oxy máu theo mạch đập không cung cấp nhiều thông tin như khí máu động mạch và cũng có nhiều yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến quá trình phân tích kết quả.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Oxy là một loại thuốc đặc biệt, cần được bác sĩ kê đơn liều lượng rõ ràng và cần được người bệnh tuân thủ khắt khe. Việc thở oxy nhằm mục tiêu nâng mức oxy trong máu của người bệnh đạt mức an toàn cho cơ thể hoạt động gần như bình thường và hạn chế thấp nhất các hậu quả do thiếu oxy gây ra cho cơ thể.
Lưu lượng oxy người bệnh thở cần giúp mức oxy trong cơ thể người bệnh đạt mục tiêu PaO2 từ 60 đến 65 mmHg hoặc SpO2 từ 90 đến 92%. Khoảng giới hạn này giúp hạn chế những biến chứng do thở oxy liều cao gây bất lợi trên sức khoẻ người bệnh.
Thở oxy có thể không giúp người bệnh cải thiện hoàn toàn triệu chứng khó thở, khi mức oxy trong máu đã đạt được mục tiêu cần thiết mà vẫn kèm cảm giác khó thở thì người bệnh nên cần sự gặp bác sĩ để tìm hiểu và giải quyết các nguyên nhân khác đi kèm.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Lợi ích của thở oxy dài hạn bao gồm nâng mức oxy người bệnh đến mục tiêu an toàn, giúp cải thiện khả năng gắng sức, chất lượng của sống, sức khoẻ tinh thần cũng như hạn chế những gánh nặng của thiếu oxy máu lên tim mạch cũng như toàn cơ thể từ đó cải thiện sống còn của người bệnh.
Việc thở oxy dài hạn tại nhà cần thực hiện nghiêm túc và cần tính kiên nhẫn cao. Để đạt được những lợi ích như trên, thời gian thở oxy trong ngày cần đạt được đủ lâu dựa trên các bằng chứng khoa học là từ >= 15 giờ/ngày và liên tục mỗi ngày.
Thở oxy chỉ khi cảm thấy khó thở tăng và ngưng oxy khi giảm khó thở có thể sẽ mang lại lợi ích kém hơn và không có sự ủng hộ từ các bằng chứng khoa học.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Như đã đề cập ở trên, tiêu chuẩn xác định người bệnh khi nào cần thở oxy dài hạn tại nhà chỉ được xác định tại thời điểm ban ngày, khi nghỉ ngơi. Khi gắng sức, tất cả cơ quan trong cơ thể đều cần lượng oxy lớn hơn lúc nghỉ ngơi để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Vậy vấn đề đặt ra là khi người bệnh có giảm oxy máu khi hoạt động gắng sức thì có nên vừa thở oxy vừa hoạt động không?
Mức độ hoạt động gắng sức ở người bệnh xơ phổi vô căn có thể rất khác nhau ở các đối tượng khác nhau và giai đoạn bệnh khác nhau. Mức hoạt động gắng sức này có thể là chơi các môn thể thao không có tính đối kháng, leo cầu thang, đi bộ hay chỉ các hoạt động chăm sóc cá nhân thông thường. Việc hạn chế hoạt động quá mức như chỉ nằm trên giường bệnh hầu như cả ngày ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thể chất và tinh thần người bệnh.
Nghiệm pháp đi bộ 6 phút là nghiệm pháp gắng sức giúp đánh giá hoạt động thể chất ở bệnh nhân có bệnh lý phổi hay tim mạch mạn tính trong đó có xơ phổi vô căn. Chỉ định thở oxy khi hoạt động được đặt ra khi mức SpO2 sau nghiệm pháp đi bộ 6 phút <= 88% kèm với điều kiện SpO2 cải thiện khi thở oxy lưu động và người bệnh giảm khó thở hoặc tăng khả năng gắng sức (tăng 20 -25% quãng đường đi bộ 6 phút so với thở khí trời).
Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, chúng tôi có thực hiện nghiệm pháp đi bộ 6 phút cho người bệnh.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
![](https://benhphoimoke.bvndgiadinh.org.vn/wp-content/uploads/2023/05/Screen-Shot-2023-05-15-at-23.29.02.png)
![](https://benhphoimoke.bvndgiadinh.org.vn/wp-content/uploads/2023/05/Screen-Shot-2023-05-15-at-23.30.19.png)
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu
Oxy là thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc liều lượng oxy được kê đơn bởi bác sĩ điều trị.
Oxy là chất dễ gây cháy nổ, cần tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng chống cháy nổ nói chung và trong môi trường có người thở oxy tránh tuyệt đối hút thuốc lá và các hoạt động có thể gây cháy khác.
Bác sĩ CK1
Lý Tâm Nhu